Thursday, March 31, 2011

Friday, July 30, 2010

Thông điệp thẳng thừng của Thủ Tướng Anh gửi dến Pakistan: “Xin đừng xuất cảng khủng bố”

Thông điệp thẳng thừng của Thủ Tướng Anh gửi dến Pakistan: “Xin đừng xuất cảng khủng bố”
Đào Nguyên source CNN, Jul 28, 2010

Nhiều vụ đánh bom đẫm máu được thực hiện bởi
các nhóm khủng bố Pakistan. Photo courtesy: Reuters
Nhiều vụ đánh bom đẫm máu được thực hiện bởi
các nhóm khủng bố Pakistan. Photo courtesy: Reuters

Cali Today News - Thứ tư 28/7 trong lúc thăm viếng thành phố Bangalore, Ấn Độ, Thủ Tướng Anh David Cameron nói: “Chúng ta sẽ không chấp nhận việc Pakistan xuất cảng khủng bố”

Ông Cameron nói: “Chúng ta muốn thấy một Pakistan mạnh mẽ, bền vững, dân chủ. Nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận việc Pakistan lại cổ súy cho việc xuất cảng khủng bố, cho dù sang Ấn Độ, Afghanistan hay bất kỳ nơi nào trên thế giới”

TT Anh lên tiếng như thế sau khi vụ rò rỉ thông tin mật về quốc phòng trên trang mạng WiliLeaks cho thấy có thể cơ quan tình báo Pakistan là ISI đang giúp đỡ cho phiến quân ở Afghanistan.

TT Anh còn cho là ‘một quốc gia dân chủ thì không thể cổ súy cho khủng bố. Hoa Kỳ, Anh và nhiều xứ khác trên toàn cầu gửi thông điệp rõ ràng về chuyện này cho Pakistan”

Hoa Kỳ đã giúp đỡ rất nhiều cho chính phủ Pakistan chống lại al-Qaida và Taliban, nhất là vùng biên giới giữa Pakistna và Afghanistan.

Ấn Độ từ lâu cũng lo ngại về chuyện các phiến quân khủng bố từ Pakistan xâm nhập và phá hoại bên trong đất nước họ và thật sự đã xảy ra như thế rồi.

Bộ Ngoại Giao Pakistan đã trả lời các nhận định của ông Cameron như sau: “Chúng tôi đã tích cực đánh trả khủng bố, vì chúng tôi cũng là nạn nhân của khủng bố như các quốc gia khác”

Đào Nguyên source CNN
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=748da84ea74178532e73d3cf5d5239fe

Sunday, June 20, 2010

Nội các toàn triệu phú



Nội các toàn triệu phú


Có tới 23 trong số 29 bộ trưởng của nội các liên minh hiện nay Anh có tài sản trị giá trên 1 triệu bảng mà không do thừa hưởng từ thừa kế.
Chưa bao giờ trong lịch sử nội các Anh lại có nhiều triệu phú như bây giờ. Theo thống kê của Daily Mail, có tới 23 trong số 29 Bộ trưởng của nội các liên minh có tài sản trị giá trên 1 triệu bảng và đặc biệt, số tiền các Bộ trưởng giàu nhất kiếm được đều từ các hoạt động kinh doanh, không nhờ thừa kế.




Trong khi, nội các của Thủ tướng Gordon Brown trước đó chỉ có 10 Bộ trưởng là triệu phú, thì nội các mới liên minh giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do lại có hơn 3/4 số bộ trưởng có khối tài sản lên tới 7 con số. Thậm chí, theo Daily Mail, nếu tính trung bình dựa trên tổng giá trị tài sản 60 triệu bảng của toàn nội các Anh hiện nay, thì mỗi thành viên nội các còn sở hữu tới hơn 2 triệu bảng.

Top 10 bộ trưởng giàu nhất

1. Lord Strathclyde - Bộ trưởng phụ trách xứ Lancaster (10 triệu bảng). Vị quý tộc có nửa dòng máu gốc Bỉ này là người giàu nhất nội các hiện nay, sở hữu một phần công ty quản lý bất động sản lớn Auchendrane Estates của gia đình và một biệt thự sang trọng trị giá 2,3 triệu bảng ở Westminster.

2. Philip Hammond - Bộ trưởng Vận tải (7,5 triệu bảng). Người đứng thứ hai trong danh sách triệu phú của nội các Anh này là thành viên đảng Bảo thủ, có tài sản lên tới 7,5 triệu bảng, trong đó có một biệt thự trị giá 1 triệu bảng ở Westminster và một ngôi nhà 400.000 bảng ở Surrey. Đa phần gia tài do ông tích lũy được thông qua các hoạt động kinh doanh bất động sản tại công ty Castlemead trước khi vào Nghị viện năm 1997. Số cổ phần và hoa lợi của ông ở Castlemead ước tính tới 6 triệu bảng.

3. George Osborne – Bộ trưởng Tài chính (4,6 triệu bảng). Vị Bộ trưởng trẻ nhất nội các này nắm giữ 2 triệu bảng cổ phần trong công ty Osborne & Little của cha và sống cùng gia đình trong một biệt thự 2 triệu bảng ở Notting Hill (London). Ngoài ra, ông còn một bất động sản khác ở Tatton trị giá 600.000 bảng.

4. Jeremy Hunt - Bộ trưởng Văn hóa, Olympics, Truyền thông và Thể thao (4,5 triệu bảng). Ông là người nhiều tham vọng, có nhiều cổ phần trong NXB Giáo dục Hotcourses ước tính gần 3 triệu bảng. Ông cũng sở hữu một bất động sản ở Surrey, một ngôi nhà ở Hammersmith (Tây London) và một nhà nghỉ ở Italy.

5. David Cameron - Thủ tướng (4 triệu bảng). Vợ chồng Thủ tướng có một biệt thự 2,7 triệu bảng ở London và một ngôi nhà 1 triệu bảng khác ở khu vực bầu cử của họ. Bản thân phu nhân Thủ tướng cũng làm Giám đốc sáng tạo cho chuỗi cửa hàng Smythson với khoản thù lao khoảng 300.000 bảng. Tuy nhiên, xuất thân trong gia đình giàu có, nên phần lớn tài sản của vợ chồng Thủ tướng đều là khoản thừa kế từ cha mẹ. Nếu cộng cả phần tài sản thừa kế với phần tài sản hiện có của cha mẹ ông Cameron thì tổng tài sản lên tới 30 triệu bảng.

6. Chris Huhne – Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu (3,5 triệu bảng). Cựu nhà báo, nhà kinh tế này còn nổi tiếng với cái tên “Huhne 9 nhà” – ông mua 5 nhà ở London và Oxford, một nhà của gia đình ở thủ đô và một nhà tại nơi ông ứng cử ở Eastleigh. Ông cũng còn một nhà nghỉ ở Pháp trong khi vợ ông, bà Vicky Pryce, là một công chức cao cấp, sở hữu một bất động sản tại Hy Lạp.

7. Dominic Grieve - Tổng Chưởng lý (3 triệu bảng). Vị luật sư quý tộc này có cổ phần trong nhiều công ty, trong đó có khoảng 1 triệu bảng trong Ngân hàng Hoàng gia Scotland. Ông cũng sở hữu hai ngôi nhà trị giá 1,3 triệu bảng ở Hammersmith và Fulham, và một bất động sản cho thuê ở thủ đô.

8. Francis Maude – Bộ trưởng Văn phòng Nội các (3 triệu bảng). Vị Bộ trưởng dòng dõi quý tộc này sở hữu 2 bất động sản lớn ở London và Pháp và một ngôi nhà của dòng họ ở Sussex. Cho tới hồi năm ngoái, ông vẫn còn là một thành viên của Ủy ban Tư vấn Châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Barclays. Ông cũng có nhiều cổ phần ở đó.

9. William Hague – Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ Khối Thịnh vượng chung (2,5 triệu bảng). Bất động sản của vị Ngoại trưởng đầy thận trọng này ở London và ở quê hương Yorkshire của ông trị giá ít nhất 1 triệu bảng, trong khi những khoản thu nhập ngoài chức phận cũng kha khá như làm diễn giả (25.000 bảng/1 bài phát biểu) và nhiều hợp đồng viết sách trị giá khoảng 1,5 triệu bảng.

10. Andrew Mitchell – Bộ trưởng Phát triển Quốc tế (2 triệu bảng). Cựu chuyên gia ngân hàng thương mại Mitchell tích góp được khá nhiều lợi nhuận từ thời ông còn làm ở City Bank, trong đó có nhiều cổ phần ngân hàng này. Ông cũng sở hữu một nhà ở London trị giá 1,6 triệu bảng.

Ngoài ra, trong 4 thành viên nữ của nội các mới có 3 người lọt vào danh sách các Bộ trưởng “triệu phú”, trong đó giàu nhất là Bộ trưởng Phát triển Nhà và Bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng Theresa May với tổng tài sản trị giá 1,6 triệu bảng. Nữ Bộ trưởng Môi trường Caroline Spelman và Nữ Bộ trưởng phụ trách xứ Wales Cheryl Gillan đều sở hữu khối tài sản 1,5 triệu bảng. Xếp cuối cùng trong danh sách “Bộ trưởng triệu phú” là 5 Bộ trưởng cùng có tài sản trị giá 1 triệu bảng.

Giàu có giúp... làm giàu đất nước?

Nhiều ý kiến cho rằng, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý của các triệu phú đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong nội các Anh sẽ giúp xứ sở này giải “bài toán” thâm hụt ngân sách lên tới 156,1 tỷ bảng, tương đương 11,1% GDP - mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục ở nước này kể từ Thế chiến II.

Có thể còn quá sớm để nói rằng các Bộ trưởng giàu có sẽ giúp vực dậy đất nước hiệu quả hay không, nhưng từng bước của bài giải đã được tung ra ngay sau khi Thủ tướng Cameron công bố thành viên nội các mới. Trên thực tế, 2/3 Bộ trưởng mới trong Chính phủ của Thủ tướng Cameron đều học tại các trường danh tiếng và làm giàu từ các hoạt động kinh doanh. Chính bản thân Thủ tướng Cameron cũng học tại Đại học Oxford.

Chính phủ mới đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu gần 10 tỷ USD trong năm tài chính hiện tại, trong đó có các chi phí tư vấn, đi lại như taxi, máy bay và khách sạn... Để giảm chi ngân sách, Chính phủ cũng dự kiến cắt giảm từ 300.000 đến 700.000 việc làm trong khu vực công trong vòng vài năm tới. Đáng chú ý là, lương của các bộ trưởng bị cắt giảm 5%. Song song với chính sách “thắt chặt hầu bao”, Chính phủ Anh dự kiến sẽ triển khai các kế hoạch tăng nguồn thu ngân sách như tăng thu thêm 8 tỷ bảng thông qua áp dụng thuế đặc biệt với khu vực ngân hàng, tăng thuế đối với hàng hóa và dịch vụ từ mức 17,5% hiện nay lên 20%. Kế hoạch này của tân nội các được coi là để đưa nước Anh tránh khỏi cuộc khủng hoảng nợ công tương tự Hy Lạp và chi tiết của kế hoạch này đang được ngay cả những người phớt “ăng lê” nhất của nước Anh trông đợi và hy vọng.

Hoàng Minh(TGVN)

http://vietinpdx.com/index.php?mod=article&cat=Vanhoa&article=5364